Bố mẹ 𝗰𝗵𝘂𝗮̂̉𝗻 𝗯𝗶̣ 𝘁𝗮̂𝗺 𝗹𝘆́ để gửi con đến trường học cho giáo viên là một điều rất khó khăn và cần rất nhiều sự chuẩn bị từ gia đình. Đối với con, điều này còn khó khăn hơn rất nhiều lần.

 

Bố mẹ hãy cùng nhà trường tìm hiểu các 𝗰𝗮́𝗰𝗵 đ𝗲̂̉ 𝗯𝗶𝗲̂́𝘁 𝘁𝗮̂𝗺 𝗹𝘆́ 𝗰𝘂̉𝗮 𝗰𝗼𝗻 và 𝗰𝗵𝘂𝗮̂̉𝗻 𝗯𝗶̣ 𝘁𝗮̂𝗺 𝗹𝘆́ thật #vững_chãi cho con trước khi con đến trường nhé!

 

Nhà trường kính mời ba mẹ đọc 𝗯𝗮̀𝗶 𝘃𝗶𝗲̂́𝘁 “𝗖𝗮́𝗰 𝗯𝘂̛𝗼̛́𝗰 𝗰𝗵𝘂𝗮̂̉𝗻 𝗯𝗶̣ 𝘁𝗮̂𝗺 𝘁𝗵𝗲̂́ đ𝗲̂́𝗻 𝘁𝗿𝘂̛𝗼̛̀𝗻𝗴 𝗰𝗵𝗼 𝘁𝗿𝗲̉ 𝗺𝗮̂̀𝗺 𝗻𝗼𝗻” tại đây: https://bit.ly/40O565V

 

1. Con có sẵn sàng xa bố mẹ?

 

 

Nếu con được chăm sóc bởi bảo mẫu, người thân; con sẽ ít quấn mẹ hơn khi con đi học ở trường. Tuy nhiên, đối với các con mà ngày nào cũng được sự quan tâm của gia đình, được sống quen trong vòng tay bố mẹ thì lần đầu tiên con đi học lớp mầm non thường là khóc lóc, đòi về, “con sợ lắm, con không đi học đâu…”.

Chính vì thế, để cải thiện tình trạng con mè nheo, bám mẹ, nhất quyết không chịu xa mẹ thì ngay từ khi còn nhỏ; bố mẹ hãy cho con cơ hội được… xa bố mẹ. Ví dụ, cuối tuần, bố mẹ hãy cho con về nhà ông bà nội – ngoại chơi hoặc cho con chơi cùng các anh chị em họ trong nhà.

Trong trường hợp mà con chuẩn bị đi học, bố mẹ cũng đừng quá lo lắng. Một số con rất ngoan ngoãn vào lớp học. Một số con cần sự trợ giúp của mẹ. Ngày đầu tiên, bố mẹ nên để con tại lớp khoảng 1-2 giờ, sau đó đưa con về nhà, nói chuyện với con về lớp học một cách hào hứng, điều này hứa hẹn một ngày tiếp theo thực sự thú vị đối với con.

 

2. Con đã biết tự hoàn thành công việc của mình?

 

 

Các bé mầm non thường tham gia vào khá nhiều hoạt động nghệ thuật hoặc những trò chơi đòi hỏi sự tập trung và khả năng tự hoàn thành nhiệm vụ.

Khi ở nhà, bố mẹ nên quan sát khả năng này ở con. Nếu con chưa có, bố mẹ hãy giúp con bằng cách tạo nhiều cơ hội. Ví dụ, trong khi rửa bát, bố mẹ có thể để con ngồi trên bàn ăn và lấy đất nặn ra cho con nặn các hình con vật, hình cây cối…

Mục đích của bố mẹ là giúp con làm quen với các hoạt động mà ở lớp mầm non con sẽ trải qua.

 

3. Con có sẵn sàng tham gia vào các nhóm hoạt động không?

 

 

Ở trường có nhiều hoạt động cho con tham gia. Sự tương tác giúp con có cơ hội chơi và học tập cùng nhau cũng như giúp con vận động đứng lên, ngồi xuống, lắng nghe câu chuyện hoặc hát bài hát.

Trong trường hợp, con không có nhiều cơ hội tham gia vào nhóm hoạt động ở nhà, bố mẹ hãy đưa con ra công viên nơi có nhiều trẻ con chơi đùa, đưa con đi chơi cùng gia đình,….

 

4. Đồng hồ sinh học của con có được thực hiện theo một kế hoạch, lịch trình?

 

 

Trường mầm non thường có lịch hoạt động hàng ngày theo nhu cầu sinh học chung của đa số bé: giờ chơi, giờ học, giờ ăn – ngủ…

Con thường thoải mái khi các thứ tương tự diễn ra trong cùng thời gian từ ngày này qua ngày khác. Nếu con chưa được tập thói quen ăn ngủ, chơi đúng giờ thì bố mẹ hãy tạo cho con thói quen thực hiện theo thời gian biểu. Khi con ngủ đủ, con sẽ có nhiều năng lượng cho một ngày mới.

Đừng nghĩ đơn giản là đã đến trường thì bố mẹ đã “giao” con cho nhà trường, thay vào đó bố mẹ hãy phối hợp cùng nhà trường để hiểu: Con cần gì, con muốn gì? Con đã được trang bị như thế nào để làm quen và tìm hiểu môi trường mới? Những điều này vô cùng quan trọng và được xem là “hành trang đầu đời” khi con chuẩn bị xa vòng tay của bố mẹ. Vì vậy các bậc phụ huynh hãy kiên nhẫn và đồng hành với con nhé!

 

Bố mẹ đừng ngần ngại nhắn tin cho nhà trường – để chia sẻ cùng các cô về các phương pháp nuôi dưỡng con trong độ tuổi mầm non phù hợp và chu toàn nhất nhé!

 

𝑁𝑔𝑢𝑜̂̀𝑛: 𝑇𝑜̂̉𝑛𝑔 ℎ𝑜̛̣𝑝.

Để biết thông tin về các mô hình lớp học mới và chính sách ưu đãi học phí, xin vui lòng liên hệ:
Trường Mầm non Kid’s Smile Đối diện siêu thị PiCo : Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh
📞 Hotlines: 0986115999-0886355999

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *